Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Vụ Boris Nemtsov: Dìm Nga trong khủng hoảng kép chính trị-kinh tế?
Rất có thể vụ sát hại ông Boris Nemtsov nằm trong âm mưu khiến nước Nga đang gặp khó khăn về kinh tế, phải gánh thêm những bất ổn chính trị.

 


Theo người phát ngôn Ủy ban Điều tra Nga, hiện cuộc điều tra cái chết của ông Nemtsov đang được tiến hành theo 3 hướng chính. Trong đó hướng đầu tiên đang là trọng tâm điều tra, cũng trùng hợp với những phân tích của giới truyền thông và một số chính trị gia kỳ cựu.

 

Ủy ban Điều tra Nga và truyền thông thế giới cũng đang tập trung xem xét khả năng đây là một âm mưu ám sát của phương Tây nhằm dấy lên phong trào biểu tình phản đối của các phe phái đối lập Nga, lợi dụng nó để âm mưu gây bạo loạn, lật đổ chính quyền Nga, hay chí ít ra cũng có thể gây bất ổn tình hình chính trị - xã hội Nga trong một thời gian dài.

 

Theo những phân tích của các bài trước, Nga không có động cơ giết hại ông Boris Nemtsov, vụ ám sát này cũng không mang các đặc điểm do các tổ chức khủng bố Hồi giáo thực hiện nhằm gây tiếng vang, răn đe, cảnh cáo những người chống lại chúng.

 

Trong khi đó, vụ án này có đầy đủ những yếu tố buộc người ta phải nghĩ đến một giả thuyết là có một thế lực nào đó gây ra vụ việc này nhằm gây bất ổn chính trị ở Nga, trong bối cảnh Moscow đang tập trung đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế, do sự bao vây, cấm vận của phương Tây gây ra.

 

Thứ nhất: Cuộc tuần hành tưởng nhớ Boris Nemtsov gọi nhớ vụ “Quảng trường Bolotnaya”

 

Được biết, khoảng ba giờ đồng hồ trước khi bị bắn chết, ông Nemtsov đã có cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh “Tiếng vọng Moscow” (Echo Mosscow). Trong đó, ông kêu gọi các thính giả tham gia một cuộc tuần hành ở thủ đô Moscow vào ngày 1/3, nhằm lên án và phản đối chính quyền của Tổng thống Putin can thiệp vào cuộc nội chiến ở miền đông Ukraine.

 

Ngay sau vụ ám sát, nhiều mũi dùi đã lập tức hướng vào Tổng thống Nga và chính phủ. Họ chỉ trích Tổng thống Putin đã dung túng cho chủ nghĩa dân tộc dâng cao. Cựu lãnh đạo đảng Quả táo Grigory Yavlinsky cho rằng trách nhiệm chính trị của vụ này thuộc về chính quyền và cá nhân Tổng thống Putin.

 

Nhiều người tin rằng Boris Nemtsov bị giết vì quan điểm chính trị của ông. Nhà hoạt động đối lập Mark Galperin nói: “Người ta sợ ủng hộ phong trào của chúng tôi. Các nhà hoạt động đối lập nhận được lời đe dọa hàng ngày và Boris không phải trường hợp ngoại lệ. Nhưng họ sẽ không ngăn cản được chúng tôi”.

 


Cuộc tuần hành tưởng niệm Boris Nemtsov gợi nhớ vụ “Quảng trường Bolotnaya”

 

Thực sự ngay cả một người bình thường nhất cũng phải nhận thức được rằng, vụ ám sát diễn ra ngay trước thềm cuộc tuần hành của phe đối lập nên rất dễ khơi dậy tâm lý phẫn uất, tâm trạng thù hận của họ. Đây là hành động ám sát có chủ ý nhằm lợi dụng cuộc tuần hành này để kích động bạo lực trong người biểu tình, tương tự như vụ biểu tình trên “Quảng trường Bolotnaya”.

 

Nhắc lại sự kiện ngày 6/5/2012, “Cuộc tuần hành triệu người” ở Moscow - hoạt động xuống đường của các phe phái đối lập Nga (có đăng ký trước) - với nội đung phản đối chính quyền của ông Putin vừa lên nhậm chức), nhưng mục đích thực là kích động bạo loạn, lật đổ.

 

Ông Sergei Mitrokhin, Chủ tịch đảng đối lập Yabloko đã nói rằng, các đối tượng cấp tiến và cách mạng đã không cho bất cứ lực lượng chính trị khác cơ hội tham gia toàn diện vào các cuộc bàn bạc tổ chức và đã có bộ phận tham gia tuần hành thừa nhận, họ bị những người cùng biểu tình thúc ép hành động cực đoan.

 

Thêm vào đó, được biết là các nhà tổ chức diễu hành còn tuyển người làm lá chắn sống, sử dụng họ nhằm tổ chức một hành động mù quáng, để sau đó đổ lỗi cho cảnh sát về những gì đã xảy ra. Kịch bản này có khác gì so với cuộc bạo loạn trên quảng trường Maidan ở Ukraine?

 

"Cuộc tuần hành triệu người" đã được lên kế hoạch trước dưới hình thức một hành động khiêu khích có chuẩn bị và tính toán kỹ, không hề là một sự kiện tự phát. Một số lượng lớn bình xịt, pháo bông, bom xăng và những thứ khác đã được chuẩn bị.

 

Cuộc tuần hành này đã khởi đầu trong hòa bình và kết thúc bằng những cuộc xô xát bạo lực và đã có hàng trăm người bị bắt. Kịch bản này không khác gì so với vụ chính biến ở Quảng trường Độc Lập - Ukraine và cả cuộc tuần hành tưởng niệm ông Boris Nemtsov lần này.

 

Khi đó, Tổng thống Putin đã ra lệnh cho cảnh sát “hành động chính xác” để dập tắt nguy cơ bạo loạn này. Sau cuộc mít tinh với sự tham gia của từ 50.000 đến 100.000, được tổ chức ngay trước ngày Tổng thống Putin nhậm chức, đã có hơn 400 người đã bị bắt và hàng chục người bị thương.

 


Hiện trường vụ ám sát ông Boris Nemtsov

 

Rất may là trong cuộc tuần hành của lực lượng đối lập lần này, số lượng người ủng hộ họ cũng không đông (chỉ huy động được khoảng 21.000 tham gia trên tổng số 50.000 người được chính quyền Moscow chấp thuận) và cảnh sát Nga đã tổ chức công tác an ninh chặt chẽ nên không phát sinh sự cố gì.

 

Trong cuộc tuần hành tưởng nhớ ông Boris Nemtsov diễn ra vào chiều hôm qua - 1/3, cũng đã có những biểu hiện đáng nghi vấn của sự kích động bạo lực khi cảnh sát đã bắt giữ khoảng vài chục người theo chủ nghĩa dân tộc bịt mặt, mang cờ phát xít tham gia cuộc tuần hành.

 

Cũng có những người mang theo các khẩu hiệu kêu gọi chính quyền Nga trả tự do cho nữ phi công Ukraine Nadezhda Savchenko, bị Moscow bắt giam vì cáo buộc có liên quan tới vụ giết hại các nhà báo Nga ở Donbass. Hiện cô này đã tuyệt thực được hơn 2 tháng, tuy nhiên, phía Nga đã truyền nước và glucose để giữ lại mạng sống cho cô.

 

Ngoài ra, cảnh sát Nga đã “tình cờ” tìm thấy và bắt giữ nghị sĩ Ukraine Aleksandr Goncharenko trong đám đông. Cảnh sát không đưa ra bất cứ lý do nào về vụ bắt giữ, song theo các nguồn tin của Interfax, Goncharenko có thể bị bắt để thẩm vấn về mối liên hệ với vụ thảm sát ở Odessa ngày 2/5/2014.




Thứ 2: Cuộc ám sát diễn ra trong bối cảnh thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine đang được thực hiện nghiêm túc

 

Thoạt nghe, điều này chẳng có gì liên quan tới vụ ám sát, bởi việc thỏa thuận ngừng bắn được thực thi nghiêm túc là điều đáng mừng với đất nước Ukraine và cộng đồng quốc tế, mở ra cơ hội hòa bình cho đất nước này và chẳng có gì liên quan đến ông Boris Nemtsov.

 

Tuy nhiên điều này lại trở nên đáng nghi vấn trong bối cảnh có nhiều nguồn tin, đặc biệt là từ Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho rằng ông Nemtsov đang nắm giữ bằng chứng về việc Nga triển khai quân ở miền đông Ukraine và sắp sửa công bố chúng, nên bị chính quyền của ông Putin “làm thịt”.

 

Theo Reuters ngày 28/2, Tổng thống Ukraine Poroshenko đã chỉ ra nguyên nhân ông Boris Nemtsov bị giết hại là do ông ta có bằng chứng về vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine và sẽ tiết lộ chúng, “một vài người rất sợ điều này... nên họ đã giết ông” - ông Poroshenko nói.

 


Tổng thống Ukraine cho rằng ông Boris Nemtsov bị giết bởi định tố cáo Nga dính líu đến cuộc nội chiến ở Ukraine

 

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho hay ông và vị cựu Phó Thủ tướng Nga đã nói chuyện vài tuần trước, trong đó Nemtsov nói rằng ông sẽ tiết lộ bằng chứng thuyết phục về sự dính líu của lực lượng vũ trang Nga tại Ukraine". Bởi vậy, đây có thể là nguyên nhân mà ông phải chết.

 

Tuyên bố trên của vị Tổng thống Ukraine chẳng khác nào lời tố cáo là Nga chính là “kẻ xâm lược” trực tiếp Ukraine chứ không chỉ là “hậu thuẫn”, “giúp đỡ” phe ly khai Donbass, tạo ra tâm lý bất ổn trong xã hội Nga, nghi ngờ những hành động của chính quyền Putin trong cuộc nội chiến ở Ukraine.

 

Hiện nay, giả thuyết này có thể có liên quan đến việc phương Tây và Ukraine muốn Nga rối loạn và không còn thời gian và tâm trí để ý đến tình Ukraine, không hậu thuẫn hết sức cho phe ly khai Donbass, khiến quân chính phủ nước này giành thắng lợi trước 2 nước cộng hòa ly khai Cộng hòa nhân dân Lygansk và Donetsk (LPR và DPR).

 

Điều này cũng đã gây ra áp lực lớn của cộng đồng quốc tế đối với chính quyền của ông Putin trong điều tra vụ án. Nếu ông Putin không thể bắt được thủ phạm vụ ám sát thì rất dễ nhận tiếp những búa rìu từ việc “giết hại những người bất đồng chính kiến”, “che dấu tội ác chiến tranh ở Ukraine”, khiến phương tây có thêm cớ để bao vậy, cô lập Nga.




Thứ 3: Phản ứng…quen thuộc của lãnh đạo phương Tây về vụ ám sát “nhà dân chủ” Boris Nemtsov

 

Ngay sau vụ ám sát chấn động này, các nguyên thủ và chính trị gia phương Tây cũng như của Nga đã ngay lập tức đưa ra những tuyên bố lên án vụ sát hại dã man nhà lãnh đạo đối lập Nga, cựu phó Thủ tướng Boris Nemtsov và đồng thanh gọi ông là “nhà dân chủ của nước Nga”.

 

Từ Tổng thống Pháp Francois Hollande, đến đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại (EU) Federica Mogherini hay Thủ tướng Đức Angela Merkel đều bày tỏ sự kính trọng với vị cựu phó Thủ tướng Nga và cho rằng ông Nemtsov là "người ủng hộ mạnh mẽ một Liên bang Nga hiện đại, phồn vinh, dân chủ và cởi mở với thế giới".

 

Tổng thống Barack Obama, Thủ tướng Canada Stephen Harper, văn phòng ngoại giao Anh đã lên tiếng bày tỏ "sự phẫn nộ" trước việc ông Nemtsov bị sát hại, đồng thời đồng thời kêu gọi đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin phải làm sáng tỏ vụ việc và đưa những kẻ sát hại ông Nemtsov ra trước công lý.

 


Tổng thống Putin gặp các nhà lãnh đạo của Duma Quốc gia, trong đó có ông Boris Nemtsov (ngoài cùng bên phải) vào năm 2002

 

Trước vụ việc này, chẳng thấy lãnh đạo Mỹ và EU nào lên tiếng ca ngợi ông Nemtsov nhưng sau khi ông bị giết, tự nhiên đã có rất nhiều nhà lãnh đạo phương Tây bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với ông, trong các phát biểu của họ, dường như ông đã trở thành “người hy sinh cho một nền dân chủ thực sự ở Nga”.

 

Những phản ứng này rất giống với vụ việc bắn tỉa ở quảng trường Độc Lập - Kiev tháng 2/2014 hay vụ chuyến bay MH17 bị bắn ở ở Donetsk tháng 7/2014, dù là vụ việc xảy ra ở trong hay ngoài nước Nga, ngay lập tức chính quyền Nga và bản thân ông Putin phải là người chịu trách nhiệm đầu tiên.

 

Điều này không tránh khỏi những nghi ngờ là nó nằm trong một chuỗi mắt xích những hoạt động được tiến hành trong một chiến dịch lớn, nhằm chống lại nước Nga và cá nhân nhà lãnh đạo Putin.

 

Nó càng có cơ sở khi gắn với những biểu hiện của truyền thông phương Tây trong thời gian qua như biến ông trở thành kẻ tự kỷ Asperger, đổ cho ông tội… bắt cóc chuyến bay MH370 hay gắn ảnh ông vào bản tin của tên đao phủ “John thánh chiến” của IS.




Kết luận:

 

Với những nguyên nhân trên, không khó để nhận ra được là vụ ám sát chính trị gia đối lập Boris Nemtsov trong thời điểm hiện nay là một âm mưu nhằm gây bất ổn chính trị ở Nga, trong bối cảnh nước này đang ngập chìm trong cuộc khủng hoảng kinh tế do bao vây, cấm vận của phương Tây.

 

Tuy những kẻ tổ chức không đạt được mục đích là dẫn đến một cuộc “Cách mạng màu” ở Nga những ít nhất cũng khiến Moscow mất nhiều thời gian và chịu những sức ép không nhỏ trong việc tìm ra thủ phạm và giải quyết những mâu thuẫn đối với các phe phái đối lập trong nước.

 

Ngoài ra, giả thuyết này cũng có thể suy diễn rằng phương Tây tiến hành vụ ám sát này để đổ tội cho các phần tử Hồi giáo cực đoan, khiến Nga tuyên chiến với chúng để lôi kéo thêm được một đồng minh lợi hại, đồng thời khiến Nga sa chân vào cuộc chiến chống khủng bố, sao lãng các vấn đề địa - chính trị trên thế giới.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm? (27-04-2024)
    Mohamed Salah cãi nhau với Jurgen Klopp (27-04-2024)
    Australia công bố khoản viện trợ mới trị giá 100 triệu AUD cho Ukraine (27-04-2024)
    Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah (25-04-2024)
    Nga cảnh báo đanh thép nếu NATO triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan (25-04-2024)
    Khả năng Nga giành được pháo đài phòng thủ Chasiv Yar của Ukraine (25-04-2024)
    Nga chuẩn bị đánh đông bắc, doanh nghiệp Kharkov tháo chạy sang phía Tây (25-04-2024)
    Tính toán 'không đi đâu mà thiệt' của Tổng thống Mỹ Biden trong khoản viện trợ 61 tỷ USD gửi tới Ukraine (25-04-2024)
    Nga đổi chiến thuật, nhắm thẳng vào mục tiêu quan trọng khác của Ukraine? (24-04-2024)
    Tình tiết mới vụ Thứ trưởng Quốc phòng Nga bị bắt (24-04-2024)
    Lực lượng Nga đột kích làng Ocheretyne, phát hiện điều không ngờ (24-04-2024)
    Khí tài Mỹ bị chuyển về Moscow trong đêm, bộ trưởng Ukraine gay gắt (24-04-2024)
    Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo (24-04-2024)
    Nguy cơ xung đột trực tiếp Nga và phương Tây về Ukraine (24-04-2024)
    Ông Trump lên tiếng sau khi Hạ viện Mỹ duyệt viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine (24-04-2024)
    Israel buộc giảm quy mô trả đũa Iran vì áp lực từ Mỹ, Đức, Anh? (23-04-2024)
    Biện pháp độc đáo giúp Nga bắt sống tăng Leopard 2A6 (23-04-2024)
    Triều Tiên tiến hành tập trận mô phỏng phản công hạt nhân (23-04-2024)
    Moskva cảnh báo sẵn sàng dự luật trả đũa nếu phương Tây tịch thu tài sản (23-04-2024)
    Cận cảnh cuộc tập trận chưa từng có của Triều Tiên (23-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Đùa với lửa (01-03-2015)
    Giá dầu và cuộc so găng quyền lực (01-03-2015)
    Trung - Ấn – Nga liên thủ chống lại Mỹ? (01-03-2015)
    Nguy cơ từ cuộc tuần hành tưởng niệm Boris Nemtsov (01-03-2015)
    Hawaii trong cuộc so kè Trung - Mỹ (01-03-2015)
    Dân Hàn Quốc khó chịu vì cuộc "xâm lăng" của TQ (28-02-2015)
    Khi Putin chiếm Setpoint trong cuộc chiến Ukraine (28-02-2015)
    Lãnh đạo đảng đối lập Nga bị bắn chết  (28-02-2015)
    Đã xác định danh tính “tên đao phủ của IS” (27-02-2015)
    Nga - EU đang lao đến "miệng hố" chiến tranh vì Ukraine? (27-02-2015)
    Vì sao eurozone vẫn giữ Hy Lạp ở lại? (27-02-2015)
    Cảnh báo nguy cơ lớn từ Trung Quốc (26-02-2015)
    Ukraine, con tin của các cường quốc (26-02-2015)
    Putin: Ukraine đang gây 'tội ác diệt chủng’ (26-02-2015)
    Sự nhượng bộ đau đớn (26-02-2015)
    Anh gửi quân đến Ukraine, EU choáng váng (25-02-2015)
    Putin vạch “đường Ukraine phải đi“ (25-02-2015)
    Báo cáo rất đáng chú ý về tình hình Á, Âu  (25-02-2015)
    Khủng hoảng Ukraine: Mỹ, Nga đều thua, chỉ Trung Quốc thắng (25-02-2015)
    Ông Putin: Ít có khả năng xảy ra chiến tranh Nga-Ukraine (24-02-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152750339.